Vốn hóa thị trường chứng khoán lớn thứ 4 thế giới được dự báo có thể dễ dàng tăng lên 40 nghìn tỷ USD trong 2 thập kỷ tới

Tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và đồng tiền ổn định của Ấn Độ có thể giúp đẩy vốn hóa thị trường chứng khoán của nước này lên 40.000 tỷ USD trong 20 năm tới.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Vốn hóa thị trường chứng khoán lớn thứ 4 thế giới được dự báo có thể dễ dàng tăng lên 40 nghìn tỷ USD trong 2 thập kỷ tới

Vốn hóa thị trường Ấn Độ có thể dễ dàng tăng lên 40.000 tỷ USD trong 20 năm tới, nhờ niềm tin của nhà đầu tư và tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ.

Sujan Hajra, nhà kinh tế trưởng tại Anand Rathi Share and Stock Brokers - một công ty Ấn Độ, cho biết: “Chúng ta có thể dễ dàng đạt được 40.000 tỷ USD vào thời điểm đó nhờ tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của đất nước và đồng tiền ổn định hơn nhiều”.

Manish Chokhani, giám đốc công ty dịch vụ đầu tư Enam Holdings, thậm chí còn lạc quan hơn và dự đoán thị trường Ấn Độ có thể tăng lên 60.000 tỷ USD trong hai thập kỷ tới.

Chỉ số Nifty 50 chuẩn của Ấn Độ đã tăng 20% vào năm 2023. Sau khi vượt qua Hồng Kông (Trung Quốc) vào tháng 12, thị trường chứng khoán nước này hiện đứng thứ tư thế giới và đạt giá trị hơn 4.600 tỷ USD. Vào thứ Hai, Nifty 50 và BSE Sensex đã kết phiên ở mức cao kỷ lục, lần lượt đạt 22.666 và 74.742 điểm, theo dữ liệu của Refinitiv.

CEO Atul Singh của công ty quản lý tài sản LGT Wealth India, cho biết: “Tăng trưởng GDP của Ấn Độ đã giúp thu nhập của các công ty tăng lên, từ đó thúc đẩy thị trường chứng khoán hoạt động hiệu quả”.

Cục Thống kê Ấn Độ cho biết nền kinh tế nước này tăng trưởng 7,2% trong năm tài chính 2023 và ước tính tăng trưởng 7,6% trong năm tài chính 2024.

“Tăng trưởng của thị trường chứng khoán Ấn Độ được thúc đẩy bởi tăng trưởng thu nhập thực tế. Quá trình tăng trưởng GDP danh nghĩa chuyển thành tăng trưởng thu nhập và lợi nhuận của thị trường chứng khoán sẽ vẫn còn nguyên ngay cả trong 20 năm tới”, Singh nói với CNBC trong một cuộc phỏng vấn.

Hajra cho biết, Ấn Độ cũng có một “dòng vốn mới” có thể tiếp tục nâng định giá thị trường. Ấn Độ chứng kiến 220 đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng vào năm 2023, mức cao nhất so với bất kỳ quốc gia nào.

Hajra giải thích: “Ấn Độ có số lượng công ty niêm yết lớn nhất thế giới trên toàn cầu với hơn 6.000 công ty và họ muốn huy động vốn sớm hơn trong vòng đời của mình”.

Theo CNBC

Theo markettimes.vn

Cùng chuyên mục Thế giới

Elon Musk sắp có chuyến thăm đầu tiên tới Đông Nam Á: Quốc gia nào sẽ là điểm dừng chân và mục đích là gì?

Elon Musk sắp có chuyến thăm đầu tiên tới Đông Nam Á: Quốc gia nào sẽ là điểm dừng chân và mục đích là gì?

Tỷ phú Elon Musk được cho là sẽ thăm Indonesia vào Chủ nhật tuần này để ra mắt dịch vụ vệ tinh Starlink.

Xếp cao hơn cả Elon Musk, ông Phạm Nhật Vượng lọt top 50 người có tầm ảnh hưởng đến ngành ô tô toàn cầu năm 2024 Elon Musk vừa đánh rơi danh hiệu người giàu nhất thế giới, bị "cựu thù" soán ngôi
Loạt yếu tố hỗ trợ giá vàng

Loạt yếu tố hỗ trợ giá vàng

Chuyên gia phân tích tại Quỹ Marex, ông Edward Meir, nhận xét: “Đồng USD hạ giá đang hỗ trợ nhất định cho giá vàng. Việc Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) không phát tín hiệu về nâng lãi suất có thể coi như một yếu tố tích cực, giá vàng có thể sẽ tăng”.

Trung Quốc sẽ phát hành lô đầu tiên trong 1 nghìn tỷ Nhân dân tệ trái phiếu để hỗ trợ kinh tế trong tuần này Tín dụng tháng 4 của Trung Quốc bất ngờ giảm
Trung Quốc sẽ phát hành lô đầu tiên trong 1 nghìn tỷ Nhân dân tệ trái phiếu để hỗ trợ kinh tế trong tuần này

Trung Quốc sẽ phát hành lô đầu tiên trong 1 nghìn tỷ Nhân dân tệ trái phiếu để hỗ trợ kinh tế trong tuần này

Giới chức Trung Quốc đã thông báo về việc sẽ bán trái phiếu nhằm tăng cường đầu tư trong nhiều lĩnh vực quan trọng, đồng thời củng cố nền móng cho kinh tế tăng trưởng trong bối cảnh cuộc khủng hoảng trên thị trường bất động sản chưa chấm dứt.

Tín dụng tháng 4 của Trung Quốc bất ngờ giảm Trung Quốc vẫn 'đau đầu' với bài toán giảm phát
Tín dụng tháng 4 của Trung Quốc bất ngờ giảm

Tín dụng tháng 4 của Trung Quốc bất ngờ giảm

Tín dụng của Trung Quốc bất ngờ giảm trong tháng 4 do lượng trái phiếu chính phủ phát hành thành công chậm lại trong bối cảnh nhu cầu vay vốn của các tập đoàn và hộ gia đình Trung Quốc tiếp tục yếu.

Trung Quốc vẫn 'đau đầu' với bài toán giảm phát Trung Quốc - Asean Beauty business Matching mở ra cơ hội hợp tác trong ngành công nghệ làm đẹp với doanh nghiệp Việt Nam
Vàng được coi là hàng rào chống lạm phát, vậy tương quan giá vàng và lạm phát ra sao trong những năm qua?

Vàng được coi là hàng rào chống lạm phát, vậy tương quan giá vàng và lạm phát ra sao trong những năm qua?

Biểu đồ này có thể khiến nhà đầu tư phải nhìn lại về vàng.

Từng mất giá thê thảm vào năm ngoái, đồng tiền của quốc gia “siêu lạm phát” vượt mặt hơn 140 đối thủ, bật tăng mạnh nhất so với đô la Mỹ Dow Jones lại mất gần 500 điểm, S&P 500 trải qua phiên thấp nhất kể từ tháng 1: Lo ngại về lạm phát và địa chính trị đè nặng lên TTCK Mỹ