Tòa chấp nhận kháng cáo, VNG không phải bồi thường hơn 14 tỷ đồng

HĐXX tuyên chấp nhận yêu cầu kháng cáo của bị đơn VNG và sửa một phần bản án sơ thẩm, tuyên bác yêu cầu khởi kiện của TK-L về việc đề nghị VNG bồi thường hơn 14,3 tỷ đồng.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VNG "thoát" án bồi thường 14 tỷ đồng.
VNG "thoát" án bồi thường 14 tỷ đồng.

Hôm nay (16/10), TAND Cấp cao tại TP.HCM tuyên án vụ tranh chấp quyền độc quyền khai thác tác phẩm điện ảnh giữa nguyên đơn là CTCP truyền thông TK-L (TK- L) và bị đơn là CTCP VNG (VNG).

Hội đồng xét xử (HĐXX) nêu, tài liệu chứng cứ trong hồ sơ cho thấy chưa đủ điều kiện xác định TK-L được đối tác nước ngoài là Công ty Sea Yuen Limited cấp độc quyền 3 bộ phim The Story of Minglan - Minh Lan truyện, Princess silver - Bạch Phát Vương Phi, Legend of the Phoenix - Phượng Dịch.

Tòa cho rằng, hợp đồng thỏa thuận cấp phép của Công ty Sea Yuen Limited cho TK-L đối với 3 bộ phim này là vô hiệu tại thời điểm ký kết. Cụ thể, năm 2018- 2019, TK – L ký hợp đồng với Công ty Sea Yuen Limited để được độc quyền phát sóng đối với 3 bộ phim trên. Tuy nhiên, phía TK-L không chứng minh được Sea Yuen Limited có tư cách hợp pháp được quyền cấp phép cho TK – L đối với 3 bộ phim này.

Theo tòa cấp phúc thẩm, cần đặt ra vấn đề tại thời điểm TK-L ký hợp đồng với đối tác mua quyền khai thác các bộ phim thì đã được cơ quan chức năng cho nhập khẩu phim vào Việt Nam hay chưa. Đây là điều kiện cần và đủ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Chỉ cần thiếu một trong các điều kiện này thì nguyên đơn không đủ tư cách độc quyền 3 bộ phim trên tại Việt Nam.

Hội đồng xét xử nhận định, đối với bộ phim Bạch Phát Vương Phi, vi bằng chứng minh ngày VNG có hành vi vi phạm là 16/5/2019, nhưng ngày TK-L ký thỏa thuận mua của đối tác là ngày 20/5/2019 và đến ngày 30/5/2019 TK-L mới được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cấp phép nhập khẩu. Như vậy, ngày bị đơn được cho là có hành vi vi phạm thì nguyên đơn chưa được quyền khai thác độc quyền đối với bộ phim tại Việt Nam.

Theo đó, HĐXX tuyên chấp nhận yêu cầu kháng cáo của bị đơn VNG và sửa một phần bản án sơ thẩm, tuyên bác yêu cầu khởi kiện của TK-L về việc đề nghị VNG bồi thường hơn 14,3 tỷ đồng và xin lỗi công khai trên 3 số báo.

Như vậy, phán quyết của tòa cấp phúc thẩm khá bất ngờ với diễn biến trước đó tại phiên tòa xử ngày 13/10 vừa qua.

Trước đó, tại phiên xử ngày 13/10, đại diện VNG cho rằng, việc thỏa thuận cấp phép truyền hình số của Công ty Sea Yuen Limited cho TK – L đối với 3 bộ phim trên là không hợp lệ. Bởi vào cuối năm 2020 và đầu năm 2021, Công ty Sea Yuen Limited mới nhận chuyển giao quyền đối với 3 bộ phim trên, trong khi từ năm 2018, 2019 công ty này đã ký hợp đồng cấp phép độc quyền cho TK – L.

VNG cũng cho rằng, tv.zing.vn do mình thiết lập là trang mạng xã hội. Việc chiếu 3 bộ phim trên là do người dùng mạng đăng tải lên, công ty không phải chịu trách nhiệm về nội dung vi phạm do người dùng đăng tải.

Đối đáp lại, đại diện TK-L cho biết, thực tế đối tác nước ngoài được nhận quyền chuyển nhượng trước đó chứ không phải thời điểm vào năm 2020, 2021 như VNG trình bày. Mốc thời gian vào năm 2020, 2021 là thời điểm Công ty Sea Yuen Limited thực hiện việc xác nhận với TK – L rằng đã được nhận quyền chuyển giao bộ phim chứ không phải thời điểm này mới ký hợp đồng chuyển giao. Do hợp đồng nhận chuyển giao phim chứa bí mật kinh doanh nên phía đối tác từ chối cung cấp mà chỉ ký giấy xác nhận cho TK - L để làm bằng chứng gửi tòa.

Luật sư của TK-L trình bày thêm, các bộ phim nói trên được phát trong mục giải trí của tv.zing.vn chứ không phải trong mục dành cho người dùng có thể đăng tải. Hành vi sai phạm xảy ra trên trang web do VNG quản lý chứ không liên quan đến việc ai đăng tải. TK - L cũng đưa ra chứng cứ là các vi bằng ghi nhận rằng người dùng trên website www.tv.zing.vn không có khả năng và quyền để đăng tải phim lên nền tảng này.

Theo đó, nêu quan điểm luận tội, đại diện Viện kiểm sát Nhân dân cấp cao tại TP.HCM đề nghị HĐXX bác kháng cáo của VNG, y án sơ thẩm.

Theo hồ sơ vụ việc, năm 2020, Công ty TK-L là đơn vị có quyền khai thác độc quyền 3 bộ phim gồm “The Story of Minglan – Minh Lan truyện”, “Princess silver - Bạch Phát Vương Phi”, “Legend of the Phoenix – Phượng Dịch”. Sau đó, TK-L phát hiện công ty VNG có hành vi sao chép, lưu trữ và khai thác trên website “www.tv.zing.vn”.

Ngày 15/1/2020, Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử đã xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty VNG số tiền 90 triệu đồng cho 5 hành vi vi phạm, trong đó có “Thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của Truyền thông TK-L mà không được sự đồng ý” liên quan đến 3 bộ phim trên.

Phía TK-L đã khởi kiện VNG yêu cầu bồi thường 45 tỷ đồng và xin lỗi công khai trên ba tờ báo.

Tại phiên tòa sơ thẩm tháng 9/2022, TK-L rút một phần yêu cầu khởi kiện, buộc VNG bồi thường hơn 14,3 tỷ đồng và giữ nguyên các yêu cầu còn lại.

HĐXX sơ thẩm sau đó đã chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, buộc VNG phải bồi thường cho TK-L hơn 14,3 tỷ đồng và 100 triệu đồng chi phí thuê luật sư; đăng tin xin lỗi trên ba báo. Phía VNG sau đó có đơn kháng cáo bản án sơ thẩm.

Theo Tạp chí Doanh nghiệp và Kinh tế xanh

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Dù tỷ phú Trần Bá Dương nói "HAGL Agrico chỉ còn xương thôi", cổ phiếu HNG vẫn bất ngờ kịch trần, nhập cuộc đua với HAG

Dù tỷ phú Trần Bá Dương nói "HAGL Agrico chỉ còn xương thôi", cổ phiếu HNG vẫn bất ngờ kịch trần, nhập cuộc đua với HAG

Dù đã tách bạch từ năm 2021, HNG vẫn giữ nguyên thương hiệu HAGL Agrico, điều này cũng được cổ đông đặt vấn đề tại các kỳ họp ĐHĐCĐ nhiều năm trở lại đây.

"Bầu" Đức sợ không ai thâu tóm HAGL, cổ phiếu HAG giảm kịch sàn "trắng bên mua" VN-Index lại mất mốc 1.100 điểm, HAG trở thành cổ phiếu cá biệt
Hậu phát hành 1.500 tỷ đồng trái phiếu, Vinam Land rời trụ sở, báo lỗ gần 120 tỷ đồng

Hậu phát hành 1.500 tỷ đồng trái phiếu, Vinam Land rời trụ sở, báo lỗ gần 120 tỷ đồng

Hậu phát hành 1.500 tỷ đồng trái phiếu, Vinam Land rời trụ sở từ tỉnh Phú Yên ra Hà Nội, báo lỗ gần 120 tỷ đồng trong năm 2023, nợ phải trả gấp hơn 4 lần vốn chủ sở hữu.

VNDIRECT dự báo tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp lên 18%, VN-Index có thể chạm mốc 1.350 điểm Kỳ vọng FED cắt giảm lãi suất lung lay, tỷ lệ doanh nghiệp Mỹ phá sản tăng vọt: Chuyện gì đang xảy ra?
Phối cảnh Khu dân cư Phương Đông được Địa ốc Phương Đông làm tài sản đảm bảo cho lô trái phiếu PDCCH2124001.

Công ty thành viên Pi Group chậm thanh toán lãi cho lô trái phiếu 900 tỷ đồng

Công ty thành viên Pi Group chậm thanh toán lãi hơn 53,5 tỷ đồng của lô trái phiếu trị giá 900 tỷ đồng đang lưu hành với lý do diễn biến không thuận lợi của thị trường làm ảnh hưởng đến nguồn thu.

Hơn 36.000 tỷ đồng nguồn vốn trái phiếu 'chảy' vào doanh nghiệp trong 4 tháng đầu năm 22.746 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ được huy động trong tháng 4
Đại gia xăng dầu "lâm nạn", toàn bộ HĐQT từ chối nhận thù lao: Bị cưỡng chế 1.000 tỷ tiền thuế, báo lỗ 2 quý liên tiếp, cổ phiếu vẫn tăng trần 3 phiên

Đại gia xăng dầu "lâm nạn", toàn bộ HĐQT từ chối nhận thù lao: Bị cưỡng chế 1.000 tỷ tiền thuế, báo lỗ 2 quý liên tiếp, cổ phiếu vẫn tăng trần 3 phiên

Năm 2024, công ty xăng dầu này đặt mục tiêu lợi nhuận tăng gần 700% so với năm trước.

Khối ngoại bán hơn 1.250 tỷ đồng cổ phiếu Vinhomes Ông Đặng Thành Tâm muốn hạ sở hữu tại Saigontel, Chủ tịch Địa ốc Hoàng Quân mua 2 triệu cổ phiếu HQC
FiinRatings đánh giá rủi ro tài chính của Văn Phú - Invest ở mức cao hơn đáng kể so với trung bình ngành.

Rủi ro tài chính của Văn Phú - Invest cao hơn đáng kể so với mức trung bình của ngành bất động sản

Đơn vị xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp FiinRatings đánh giá rủi ro tài chính của Văn Phú - Invest (VPI) duy trì ở mức cao hơn đáng kể so với trung bình ngành do nguồn vốn vay sẽ tiếp tục được sử dụng để tài trợ cho các dự án.

Hơn 36.000 tỷ đồng nguồn vốn trái phiếu 'chảy' vào doanh nghiệp trong 4 tháng đầu năm Kiến nghị bỏ Quỹ Bình ổn giá xăng dầu vì làm khổ doanh nghiệp
Một doanh nghiệp địa ốc kín tiếng có nợ phải trả hơn 21.000 tỷ đồng, gấp 33,7 lần vốn chủ sở hữu

Một doanh nghiệp địa ốc kín tiếng có nợ phải trả hơn 21.000 tỷ đồng, gấp 33,7 lần vốn chủ sở hữu

Một doanh nghiệp địa ốc kín tiếng tại TP.HCM có nợ phải trả “phình to” lên hơn 21.000 tỷ đồng, gấp 33,7 lần vốn chủ sở hữu. Trong khi, lỗ lũy kế 2 năm vừa qua gần 900 tỷ đồng.

Một công ty du lịch ở Hòa Bình phát hành thành công 1.200 tỷ đồng trái phiếu Chủ khách sạn Novotel Sai Gon Centre bất ngờ báo lãi 194 tỷ đồng, nợ trái phiếu vẫn trên 3.000 tỷ
Chủ khách sạn Novotel Sai Gon Centre bất ngờ báo lãi 194 tỷ đồng, nợ trái phiếu vẫn trên 3.000 tỷ

Chủ khách sạn Novotel Sai Gon Centre bất ngờ báo lãi 194 tỷ đồng, nợ trái phiếu vẫn trên 3.000 tỷ

Chủ sở hữu khách sạn Novotel Sai Gon Centre bất ngờ báo lãi sau thuế năm 2023 đạt hơn 194 tỷ đồng dù nửa đầu năm ghi nhận lỗ sau thuế 370 tỷ đồng. Trước đó, trong hai năm 2022 và 2023 công ty đều lỗ trên 780 triệu đồng.

Một công ty du lịch ở Hòa Bình phát hành thành công 1.200 tỷ đồng trái phiếu Lần thứ 2 Khải Hoàn Land "khất" kỳ hạn đáo hạn lô trái phiếu 300 tỷ đồng
Ảnh: Báo Nông nghiệp Việt Nam

Loạt doanh nghiệp phải nộp lại hàng nghìn tỷ đồng để đảm bảo thi hành nghĩa vụ bồi hoàn cho bà Trương Mỹ Lan

Công ty CP T&H Hạ Long và Công ty Âu Lạc nộp lại số tiền 6.095 tỷ đồng, Quốc Cường Gia Lai hoàn trả lại hơn 2.882 tỷ đồng, Công ty Hồng Phát nộp lại số tiền 2.355 tỷ đồng, ...

Một loạt doanh nghiệp liên quan Vạn Thịnh Phát bị xử phạt vì không công bố thông tin về trái phiếu Gần 1 tỷ USD trái phiếu đáo hạn vào cuối năm: Các công ty liên quan đến Vạn Thịnh Phát, Novaland, FLC đóng góp nghìn tỷ, LDG có Chủ tịch vừa bị khởi tố cũng sẽ phải trả hàng trăm tỷ
Du lịch Lạc Hồng hút thành công 1.200 tỷ đồng trái phiếu kể từ đầu năm.

Một công ty du lịch ở Hòa Bình phát hành thành công 1.200 tỷ đồng trái phiếu

Công ty này vừa huy động thành công 450 tỷ đồng trái phiếu vào ngày 26/04, đây là trái phiếu phát hành thành công thứ 4 kể từ đầu năm của công ty này, nâng tổng nguồn vốn huy động từ trái phiếu lên 1.200 tỷ đồng.

Lần thứ 2 Khải Hoàn Land "khất" kỳ hạn đáo hạn lô trái phiếu 300 tỷ đồng 92 doanh nghiệp BĐS có trái phiếu đáo hạn trong năm 2024
Hãng trang sức lớn nhất thế giới chuẩn bị khởi công nhà máy 150 triệu USD tại Bình Dương

Hãng trang sức lớn nhất thế giới chuẩn bị khởi công nhà máy 150 triệu USD tại Bình Dương

Sau khi đi vào vận hành, dự án nhà máy 150 triệu USD của Pandora sẽ giúp tạo ra việc làm cho hơn 7.000 lao động thợ bạc và sản xuất 60 triệu sản phẩm trang sức mỗi năm.

Nikkei phân tích lý do Quảng Ninh trở thành điểm đến được nhà đầu tư nước ngoài yêu thích nhất 4 tháng đầu năm giải ngân vốn đầu tư công đạt gần 116.000 tỷ đồng
Hơn 15.300 doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 4/2024, vốn đăng ký mới tăng mạnh

Hơn 15.300 doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 4/2024, vốn đăng ký mới tăng mạnh

Tính chung bốn tháng đầu năm 2024, cả nước có 51.551 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, hơn 29.700 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động nhưng cũng có tới trên 86.400 doanh nghiệp rời thị trường.

Doanh nghiệp thành lập mới tháng 11/2023 giảm về lượng, tăng về vốn Hơn 15.400 doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 10/2023
Quý 1/2024, doanh thu FPT Retail đạt 9.042 tỷ đồng

Quý 1/2024, doanh thu FPT Retail đạt 9.042 tỷ đồng

Lợi nhuận trước thuế của FRT trong quý I/2024 đạt 89 tỷ đồng, gấp 43 lần so với cùng kỳ, hoàn thành 71% kế hoạch năm 2024. Với mức lợi nhuận đạt 89 tỷ đồng, FRT ghi nhận con số lợi nhuận trước thuế cao nhất trong 5 quý gần đây.

Dragon Capital bán ròng gần 17,4 triệu cổ phiếu VCG, nâng sở hữu FRT lên hơn 7% Nhóm Dragon Capital tiếp tục gom cổ phiếu FPT Retail (FRT), tỷ lệ sở hữu vượt 11%