Nguồn cung hạn chế, sản lượng cà phê xuất khẩu trong 6 tháng cuối năm sẽ giảm

Giá cà phê trong nước ngày 23/4 tăng thêm 1.000 đồng/kg và đang giao dịch quanh mốc 126.000-128.000 đồng/kg, sau khi tăng rất mạnh từ 1.700 – 2.800 đồng lên mức kỷ lục. Tính chung cả tuần vừa qua, giá nội địa đã tăng hơn 10%. Đà tăng của cà phê có thể tiếp diễn trong tuần này, bởi nguồn cung từ Việt Nam đang thấp, trong khi triển vọng vụ mùa tới tiếp tục xấu đi do thời tiết khô hạn.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Nhà xuất khẩu sẵn sàng hy sinh lợi ích để giữ uy tín ngành cà phê Việt Nam

Phân tích về nguyên nhân giá cà phê tăng nhanh và mạnh trong thời gian qua, ông Lê Đức Huy, Tổng giám đốc Công ty Simexco Đắk Lắk cho biết do sản lượng vụ cà phê 2023-2024 tiếp tục giảm từ 10-15%, vấn đề này nằm ngoài dự đoán của các doanh nghiệp, khi giá cà phê tăng nhanh và mạnh trong thời gian ngắn có một số đơn vị không chuẩn bị cho kịch bản này nên khi giá cà phê tiếp tục tăng cao họ gặp khó khăn trong kinh doanh do chuỗi cung ứng bị đứt gãy. Simexco cũng không thoát được những khó khăn chung của thị trường, khi thấy có khó khăn công ty đã điều chỉnh kế hoạch kinh doanh giảm xuống 15%, thay vì kinh doanh 125.000 tấn cà phê thì giảm xuống còn 105.000 tấn để kiểm soát rủi ro tốt hơn.

Mặt khác, giá cà phê tăng cao như hiện nay doanh nghiệp cần có nguồn vốn lớn, trước kia 100 triệu đồng có thể mua được 2 tấn cà phê thì nay 100 triệu chỉ mua chưa được một tấn, dẫn đến chi phí tài chính tăng cao và đơn vị cần vốn nhiều, để giảm chi phí tài chính công ty đã điều tiết lại kế hoạch kinh doanh. Sau 6 tháng đầu niên vụ này công ty đã đạt được kế hoạch kinh doanh. Nhìn chung ngành hàng vẫn đang có nhiều doanh nghiệp tiếp tục gặp khó khăn vì có nhiều đơn hàng không được thực hiện giao hàng cho nhà xuất khẩu, nhưng họ vẫn cố gắng nỗ lực tiếp tục mua bù lại cho các đơn hàng đã ký nhằm thực hiện các cam kết và giữ uy tín cho ngành cà phê Việt Nam.

Do sản lượng cả niên vụ giảm dẫn đến sản lượng cà phê xuất khẩu trong 6 tháng cuối năm sẽ giảm, và đặc biệt doanh nghiệp đã rất khó khăn trong việc mua hàng, tuy nhiên theo thông tin thì tất cả các đơn hàng của nhà xuất khẩu Việt Nam cũng đã mua để trong kho và chỉ cần đến hạn là giao hàng, với những đơn hàng sắp tới khi nhà xuất khẩu Việt Nam mua thêm thì họ đặt thêm hàng, hy vọng mọi người sẽ vượt qua được những khó khăn của niên vụ 2023-2024 này.

“Các nhà rang xay, các nhà mua lớn cho biết, các nhà xuất khẩu Việt Nam đa phần làm rất tốt vai trò trong việc cung ứng sản lượng cà phê Robusta ra thị trường toàn cầu. Trong khó khăn họ sẵn sàng hy sinh lợi ích riêng của công ty để giữ chữ tín cho cả ngành hàng và chúng tôi đặc biệt cảm ơn họ đã hy sinh lợi ích kinh tế rất nhiều, vì phải mua cà phê giá cao trả hàng cho các hợp đồng giá thấp. Về cơ bản hiện nay nguồn hàng để xuất khẩu cho ba tháng tới cũng đã mua đủ là đã giữ trong kho rồi”, ông Huy nhấn mạnh.

Giữ được 2,2 triệu tấn/năm mới duy trì được vị thế và tiếng nói trong ngành cà phê toàn cầu

Ông Huy cho biết thêm, hiện nay giá cà phê tăng cao là do thị trường đang bị thiếu hụt cục bộ nguồn cung tại Việt Nam. Giá này để ký bán cho các hợp đồng mới thì rất khó và không thể nói xa nhưng trước mắt với những đơn hàng mới thì Việt Nam không cạnh tranh bằng các thị trường khác như Indonesia, Ấn Độ và Uganda. Song, diễn biến vẫn còn dài cho đến 6 tháng nữa, và nếu không có cà phê Việt Nam liệu mọi người có quay lại không. Đây vẫn là một bài toán khó.

Khó khăn vụ cũ chưa qua những khó khăn của vụ mới vẫn đang tiếp tục, do hiệu ứng El Nino nhiệt độ ở Tây Nguyên rất cao dẫn đến tình trạng khô hạn nghiêm trọng, nước trên bề mặt đã cạn kiệt không đủ lượng nước tưới cho các vườn cà phê, nếu đến cuối tháng tư này không có mưa sẽ rất khó đảm bảo được sản lượng cà phê của vụ mới. Hiện nay chưa thể thống kê được nhưng chắc chắn sản lượng cà phê niên vụ 2024-2025 sẽ không bằng niên vụ cũ, vì vậy ngành cà phê Việt Nam cần phải chuẩn bị kịch bản phòng thủ hơn nữa và kiểm soát rủi ro tốt hơn nữa trong niên vụ mới.

“Bên cạnh phát triển thương hiệu, chất lượng thì đảm bảo sản lượng cũng rất cần thiết, vì vậy ngành cà phê cần phải “xới xáo” lại câu chuyện tái canh, chọn giống và áp dụng công nghệ trong sản xuất để kéo giảm giá thành, tăng năng suất nhằm giữ sản lượng cà phê được 2,2 triệu tấn/năm, thì mới duy trì được vị thế và có tiếng nói trong ngành cà phê thế giới, cũng như tăng dần giá trị xuất khẩu lên từ 6-8 tỷ USD trong thời gian sắp tới”, Tổng giám đốc Simexco nói.

Ông Huy cho biết nhiều năm nay Simexco duy trì chiến lược “gần dân nhất” để nông dân thấy được sự ổn định trong canh tác cũng như đảm bảo được thu nhập bền vững trong tái canh, có như vậy bà con mới tiếp tục bám trụ với cây cà phê, nhờ chiến lược này công ty đã có 4.000 nông dân đồng hành. Sắp tới công ty sẽ tiếp tục liên kết với bà con tăng diện tích canh tác bền vững, dự kiến trong 5 năm tới Simexco sẽ có 80.000 nông dân trồng cà phê đồng hành. Mặt khác, công ty cũng liên kết bà con với các loại cây, con khác để làm sao hỗ trợ họ có kinh tế bền vững.

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê trong nửa đầu tháng 4/2024 đạt 80.781 tấn, thu về gần 306,3 triệu USD, giảm 3,9% về lượng nhưng tăng mạnh 54,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Lũy kế 4,5 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cà phê đạt 666.508 tấn, kim ngạch đạt hơn 2,23 tỷ USD, tăng 4,6% về lượng và tăng 56,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.

Tại Việt Nam, quốc gia sản xuất cà phê robusta lớn nhất thế giới, nguồn cung được dự báo sẽ giảm mạnh. Hiệp hội Cà phê Việt Nam (Vicofa) cho biết, lượng cà phê xuất khẩu trong niên vụ 2023/24 của Việt Nam ước tính giảm 20% so với niên vụ trước, xuống còn 1,336 triệu tấn.

Cùng chuyên mục Kinh tế ngành

Ảnh minh họa

Cơ quan Hậu cần quốc gia Indonesia lại mở mới gói thầu 300 ngàn tấn gạo

4 tháng đầu năm Việt Nam xuất khẩu được 3,17 triệu tấn gạo, trị giá 2,037 triệu USD, tăng 9,5% về lượng và tăng 33,6% về giá trị so với cùng kỳ. 4 thị trường trọng điểm, gồm Philippines, Indonesia, Malaysia và Trung Quốc, duy chỉ có Trung Quốc giảm nhập khẩu, 3 nước còn lại đều tăng mạnh. Đặc biệt, Indonesia tăng gần 79% về lượng và 2,33 lần về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước.

Năm 2024, xuất khẩu gạo dự báo tương đương năm 2023 nhưng vẫn đảm bảo được an ninh lương thực Căng thẳng biển Đỏ và dư lượng hóa chất làm giảm lượng gạo xuất khẩu đi châu Âu
Dự án cầu 110 trên QL14 đã thi công được khoảng 88% khối lượng công trình, nhưng chưa thể hoàn thành do không được bàn giao mặt bằng thi công đường đầu cầu (nguồn: internet)

Chậm tiến độ hơn 6 năm, nhận 14 văn bản từ Bộ GTVT, vẫn chưa có mặt bằng làm cầu 110 trên QL 14

Bộ GTVT cho biết đã 14 lần gửi công văn cho tỉnh Đắk Lắk, huyện Ea H’leo nhưng đơn vị thị công vẫn không có mặt bằng triển khai dự án cầu 110 trên QL.14. Mặc dù dự án này đã chậm tiến độ hơn 6 năm.

Bộ trưởng Giao thông Vận tải: Việc triển khai các tuyến cao tốc thực hiện theo kiểu “vừa chạy vừa xếp hàng” Công ty của huyền thoại đầu tư Warren Buffett bán ra lượng lớn cổ phiếu Apple
Ảnh minh họa

Tôm Việt Nam trước cơ hội cạnh tranh công bằng với các thị trường khác khi xuất vào Mỹ

Tính từ đầu năm đến hết ngày 15/4/2024, kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam đạt 818,359 triệu USD, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm 2023. Top 3 thị trường đơn lẻ lớn lần lượt là Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản, đáng chú ý, giá trị xuất khẩu tôm sang Trung Quốc và Mỹ đều tăng riêng Nhật Bản giảm.

Xuất khẩu tôm sang Hàn Quốc giảm mạnh do không được hưởng ưu đãi thuế quan theo VKFTA
Ảnh sự kiện

Trung Quốc - Asean Beauty business Matching mở ra cơ hội hợp tác trong ngành công nghệ làm đẹp với doanh nghiệp Việt Nam

Với chủ đề “Đẹp không biên giới, hợp tác đôi bên cùng có lợi” sự kiện “Kết nối giao thương ngành làm đẹp Trung Quốc - Asean Beauty business Matching” vừa diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc gặp gỡ, trao đổi và thiết lập mối quan hệ hợp tác mở rộng thị trường và tiếp cận khách hàng mới.

Việt Nam – Trung Quốc: Mở rộng hợp tác và phát triển nguồn nguyên liệu mỹ phẩm từ thiên nhiên Trung Quốc tăng nhập khẩu tôm Việt Nam, giảm nhập từ Ecuador
Ảnh minh họa

Giá cà phê đột ngột giảm mạnh và mất mốc 100.000 đồng/kg

Sau khi tăng mạnh và đạt đỉnh ở mức 134.400 đồng/kg tại Đắk Nông vào ngày 30/4, qua ngày 1/5 giá cà phê đột ngột giảm mạnh suốt tuần qua đến ngày hôm nay (6/5) đã chính thức rời khỏi mốc 100.000 đồng/kg.

Hạn hán nghiêm trọng đe dọa vị trí số 1 về xuất khẩu cà phê Robusta của Việt Nam Nguồn cung hạn chế, sản lượng cà phê xuất khẩu trong 6 tháng cuối năm sẽ giảm
Ảnh minh họa

Ngành hồ tiêu kỳ vọng đạt mục tiêu xuất khẩu 1 tỷ USD trong năm nay

Ngày 4/5, giá tiêu chính thức đạt mốc 100.000 đồng/kg. Trong bối cảnh giá trong nước liên tục tăng đẩy giá tiêu xuất khẩu tăng theo, tính chung trong 4 tháng đầu năm, giá tiêu xuất khẩu tăng 36,4% so với cùng kỳ năm 2023. Dự báo, thời gian tới giá hồ tiêu tiếp tục tăng giúp mặt hàng này có thể cán mốc xuất khẩu 1 tỷ USD.

Giá hạt tiêu đang tiến về mốc 100.000 đồng/kg, xuất khẩu kỳ vọng ở thị trường Trung Quốc
Ảnh minh họa

Sự bội tín trong thương mại và điều kiện thanh khoản làm khó doanh nghiệp ngành hàng cà phê

Giá cà phê tăng mạnh khiến ngành hàng này đã bộc lộ 2 yếu điểm lớn, đó là sự "bội tín" trong giao dịch và ở lĩnh vực tài chính. Điều này gây bất lợi lớn nhất vì đây là thời điểm thu hoạch rộ cà phê doanh nghiệp rất cần tiền để mua hàng.

Nguồn cung hạn chế, sản lượng cà phê xuất khẩu trong 6 tháng cuối năm sẽ giảm Hạn hán nghiêm trọng đe dọa vị trí số 1 về xuất khẩu cà phê Robusta của Việt Nam
Ảnh minh họa

Năm 2024, xuất khẩu gạo dự báo tương đương năm 2023 nhưng vẫn đảm bảo được an ninh lương thực

Theo Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn, tổng lượng gạo hàng hóa phục vụ xuất khẩu tại đồng bằng sông Cửu Long năm 2024 ước đạt 7,6 triệu tấn, theo đó 6 tháng đầu năm khoảng 4,38 triệu tấn, 6 tháng cuối năm khoảng 3,22 triệu tấn. Như vậy, lượng xuất khẩu gạo năm nay sẽ gần bằng năm 2023.

Bulog mua thêm 300.000 tấn gạo, tín hiệu tích cực cho thị trường trong nước 3 tháng đầu năm 2024, Bulog mở 3 lần thầu mua gạo, mua 1,1 triệu tấn gạo
CPI tháng 4 tăng 0,07% so với tháng trước. Ảnh: Int

Giá xăng dầu là nguyên nhân chính làm CPI tháng 4 tăng

Báo cáo của Tổng cục Thống kê (Bộ KH&ĐT) phát hành sáng 29/4 cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2024 tăng 0,07% so với tháng trước, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản tăng 2,81% cùng kỳ.

CPI tháng 3/2024 giảm 0,23% so với tháng trước Nhu cầu mua sắm tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán đẩy CPI tháng 2/2024 tăng 3,98% so với cùng kỳ
Các chuyên gia kỳ vọng xuất khẩu sang Mỹ năm 2024 đạt kỷ lục mới. (Ảnh: Int)

Việt Nam xuất siêu sang Mỹ 22,38 tỷ USD trong quý 1/2024

Theo các chuyên gia, xuất khẩu sang Mỹ triển vọng sáng hơn khi có nhiều yếu tố thuận lợi như tỷ giá hối đoái chênh lệch thuận lợi cho xuất khẩu, nhu cầu các sản phẩm nông nghiệp của thị trường Mỹ tiếp tục lớn...

Xuất khẩu tôm sang Hàn Quốc giảm mạnh do không được hưởng ưu đãi thuế quan theo VKFTA Nguồn cung hạn chế, sản lượng cà phê xuất khẩu trong 6 tháng cuối năm sẽ giảm
Ảnh minh họa

Thời tiết nắng nóng làm giảm nhu cầu tiêu thụ sản phẩm từ sắn cho ngành chế biến thực phẩm

Mặc dù xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn tăng mạnh trở lại trong tháng 3/2024, nhưng hiện nay có nhiều nhà máy đã nghỉ hoạt động do nguồn nguyên liệu về không đều. Thời tiết nắng nóng ngay từ đầu tháng 4/2024 khiến nhu cầu sản phẩm từ sắn cho ngành thực phẩm chế biến trực tiếp từ sắn đang giảm dần.

Giá sắn tươi cao, khách mua trả giá bột sắn thấp khiến đầu ra khó khăn
Ảnh minh họa

Việt Nam đang là thị trường cung cấp đồ nội thất bằng gỗ lớn nhất cho Hoa Kỳ

Việt Nam là thị trường cung ứng mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ quan trọng trên thế giới. Điều này thể hiện rõ khi Việt Nam đang là nguồn cung đồ nội thất bằng gỗ lớn nhất cho Hoa Kỳ. Do năng lực sản xuất và xuất khẩu ngày càng lớn, đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam ngày càng đối mặt nhiều hơn với các vụ việc điều tra, phòng vệ thương mại của thị trường này.

Đồ gỗ Việt Nam chính thức vào sân chơi thiết kế và thương hiệu ngành nội thất toàn cầu
Ảnh minh họa

Xuất khẩu tôm sang Hàn Quốc giảm mạnh do không được hưởng ưu đãi thuế quan theo VKFTA

Quý đầu năm nay, xuất khẩu tôm tăng 14% so với cùng kỳ năm 2023, chiếm 35% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản. Kỳ vọng đà tăng trưởng này vẫn duy trì trong quý II/2024 khi tồn kho tại các thị trường giảm, tín hiệu thị trường đã có phần sáng hơn. Tuy nhiên, tại thị trường Hàn Quốc lại có xu hướng ngược lại.

Xuất khẩu tôm chế biến sâu: Hướng đi riêng của ngành Tôm Việt Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc và Mỹ tăng mạnh, ngành tôm kỳ vọng sớm trở lại đường đua tăng trưởng
Quang cảnh hội thảo

“Chìa khóa” vàng cho cây sầu riêng Tây Nguyên

Cây sầu riêng trên cả nước nói chung và tại tỉnh Đắk Lắk nói riêng có giá trị kinh tế cao so với các loại cây trồng khác, tuy nhiên quy trình canh tác và chăm sóc cũng vô cùng phức tạp. Ngoài quy trình kỹ thuật chuẩn mực thì việc sử dụng phân bón hiệu quả là điều kiện để cây sầu riêng cho sản lượng và chất lượng tốt nhất.

Gần 2.500 nông dân trải nghiệm tại nhà máy sản xuất phân bón Đạm Cà Mau Phân bón Cà Mau: Hành trình tạo dựng một thương hiệu lớn
Chuyển đổi sang năng lượng sạch và tăng trưởng xanh sẽ giúp mang đến thêm nhiều việc làm cho người dân

Chuyển đổi sang năng lượng sạch và tăng trưởng xanh sẽ giúp mang đến thêm nhiều việc làm cho người dân

Chuyển dịch năng lượng là một quá trình lâu dài, đòi hỏi những giải pháp đồng bộ và sự chung tay góp sức của toàn xã hội, thay vì mỗi tổ chức, doanh nghiệp hay cá nhân đơn lẻ, chuyên gia nhận định.

Công ty năng lượng của doanh nhân Nguyễn Hồ Nam báo lỗ hơn 152 tỷ đồng Công ty năng lượng của ông Nguyễn Hồ Nam đạt doanh thu hơn 1.100 tỷ đồng
Tiến sĩ Nguyễn Văn Minh, Phó Chủ tịch VOCA tại họp báo

Việt Nam – Trung Quốc: Mở rộng hợp tác và phát triển nguồn nguyên liệu mỹ phẩm từ thiên nhiên

Trong bối cảnh ngành mỹ phẩm toàn cầu không ngừng phát triển, sự kiện giao thương ngành làm đẹp giữa Trung Quốc và Việt Nam sẽ là cầu nối quan trọng, hứa hẹn mở ra nhiều cơ hội hợp tác và phát triển cho các doanh nghiệp hai nước, đặc biệt trong lĩnh vực nguyên liệu mỹ phẩm thiên nhiên.

Đại chiến mỹ phẩm Trung Quốc: Khi các thương hiệu Châu Âu thèm khát thị trường 1,4 tỷ dân
Ảnh minh họa

Liên tục phá bỏ các đỉnh giá, giá hạt tiêu sắp cán mốc 100.000 đồng/kg

Liên tục phá bỏ các đỉnh giá đã xác lập trước đó, giá hạt tiêu trong nước tiếp tục đi lên và sau 4 phiên liên tiếp tăng giá, vào ngày 22/4, tại các khu vực trồng trọng điểm giá hạt tiêu lập đỉnh mới với 96.500 – 98.000 đồng/kg.

Giá hạt tiêu đang tiến về mốc 100.000 đồng/kg, xuất khẩu kỳ vọng ở thị trường Trung Quốc
Tôm sú - ảnh minh họa

Xuất khẩu tôm chế biến sâu: Hướng đi riêng của ngành Tôm Việt

Tỷ trọng tôm chế biến bảo quản xuất khẩu sang Mỹ, Nhật Bản, EU đang có xu hướng tăng và trội hơn so với tôm nguyên liệu, cho thấy tôm Việt Nam đang phát huy được thế mạnh của mình và đang có hướng đi đúng.

Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc và Mỹ tăng mạnh, ngành tôm kỳ vọng sớm trở lại đường đua tăng trưởng Xuất khẩu tôm có nhiều triển vọng tại thị trường Nhật Bản