Ngành ngân hàng Mỹ tiếp tục chứng kiến nhiều diễn biến bất lợi

Khi những vấn đề trên thị trường bất động sản thương mại vẫn còn dai dẳng, ngành Ngân hàng tại Mỹ vẫn tiếp tục khó khăn.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Ngành ngân hàng Mỹ tiếp tục chứng kiến nhiều diễn biến bất lợi

Theo DailyMail, ngành Ngân hàng Mỹ đang trải qua nhiều thay đổi về quy mô. Trong tuần này, Ngân hàng Wells Fargo đã nộp hồ sơ đóng cửa thêm 8 phòng giao dịch, tổng số phòng giao dịch của ngân hàng đóng cửa trong tháng lên đến 18.

Nhìn chung, Wells Fargo đang dẫn đầu ngành Ngân hàng Mỹ về tốc độ thu hẹp quy mô hoạt động. Điều này đã bắt đầu từ năm ngoái. Theo hồ sơ mà Wells Fargo nộp lên cơ quan quản lý ngành Ngân hàng Mỹ, Wells Fargo công bố đóng cửa 312 phòng giao dịch trong năm 2023 và chỉ mở mới 22 phòng giao dịch trong suốt cả năm.

Tính chung toàn ngành Ngân hàng Mỹ, tốc độ đóng cửa phòng giao dịch hiện đang cao hơn so với tốc độ mở mới, các ngân hàng có xu thế giảm hoạt động tại các vùng nông thôn và tập trung nhiều hơn và các khu vực thành thị.

Trong năm nay, Ngân hàng US Bank cũng công bố đã đóng cửa khoảng hơn 50 phòng giao dịch.

Chỉ riêng trong 2 tháng đầu năm nay, các ngân hàng tại Mỹ đã đóng cửa khoảng 222 phòng giao dịch.

Việc đóng cửa phòng giao dịch ngân hàng và khuyến khích khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến giúp ngân hàng tiết kiệm được khá nhiều chi phí. Ước tính, việc đóng cửa này giúp cho các ngân hàng thương mại Mỹ tiết kiệm được khoảng 2,6 triệu USD chi phí mỗi năm.

Tuy nhiên, vẫn có ngân hàng mở thêm phòng giao dịch mới. Diển hình, JP Morgan Chase vẫn tiếp tục đi ngược xu thế thu hẹp quy mô của toàn ngành bằng việc thông báo sẽ mở thêm 8 phòng giao dịch tại các bang: Colorado, Florida, Georgia, Illinois, Massachusetts, South Carolina và Utah.

Lần gần nhất các ngân hàng thương mại Mỹ đua nhau mở thêm phòng giao dịch là từ năm 2011, khi đó ước tính toàn ngành Ngân hàng Mỹ có hơn 85.000 phòng giao dịch ngân hàng, theo số liệu của Tập đoàn Bảo hiểm Tiền gửi Mỹ (FDIC).

Từ đó đến nay, số lượng các phòng giao dịch ngân hàng đã giảm đều đặn xuống còn khoảng 70.000.

Những nỗi lo về các ngân hàng khu vực Mỹ chưa thể qua đi, theo khẳng định của Reuters trong bài báo mới đây.

Cơ quan xếp hạng tín nhiệm S&P Global vào ngày thứ Ba đã hạ triển vọng tín nhiệm của 5 ngân hàng khu vực Mỹ do những vấn đề liên quan đến thị trường bất động sản thương mại, động thái này không khỏi khiến nhiều người lo lắng về “sức khỏe” của ngành Ngân hàng.

S&P Global đã hạ triển vọng tín nhiệm của Ngân hàng First Commonwealth Financial, Ngân hàng M&T, Ngân hàng Synovus Financial, Ngân hàng Trustmark và Ngân hàng Valley National Bancorp.

“Việc điều chỉnh về triển vọng phản ánh cho khả năng căng thẳng trên thị trường bất động sản thương mại sẽ có thể ảnh hưởng đến chất lượng tài sản và tình hình hoạt động của 5 ngân hàng này, nhóm các ngân hàng đó có tỷ lệ liên quan đến bất động sản thương mại cao nhất”, S&P Global nhấn mạnh.

Theo các nhà đầu tư và chuyên gia phân tích, chi phí lãi vay cao và tỷ lệ văn phòng trống cao thời kỳ hậu COVID-19 đang khiến nhiều ngân hàng thiệt hại bởi nhiều khách hàng không trả được nợ.

Theo Reuters,DailyMail

Theo tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ

Cùng chuyên mục Thế giới

Tín dụng tháng 4 của Trung Quốc bất ngờ giảm

Tín dụng tháng 4 của Trung Quốc bất ngờ giảm

Tín dụng của Trung Quốc bất ngờ giảm trong tháng 4 do lượng trái phiếu chính phủ phát hành thành công chậm lại trong bối cảnh nhu cầu vay vốn của các tập đoàn và hộ gia đình Trung Quốc tiếp tục yếu.

Trung Quốc vẫn 'đau đầu' với bài toán giảm phát Trung Quốc - Asean Beauty business Matching mở ra cơ hội hợp tác trong ngành công nghệ làm đẹp với doanh nghiệp Việt Nam
Vàng được coi là hàng rào chống lạm phát, vậy tương quan giá vàng và lạm phát ra sao trong những năm qua?

Vàng được coi là hàng rào chống lạm phát, vậy tương quan giá vàng và lạm phát ra sao trong những năm qua?

Biểu đồ này có thể khiến nhà đầu tư phải nhìn lại về vàng.

Từng mất giá thê thảm vào năm ngoái, đồng tiền của quốc gia “siêu lạm phát” vượt mặt hơn 140 đối thủ, bật tăng mạnh nhất so với đô la Mỹ Dow Jones lại mất gần 500 điểm, S&P 500 trải qua phiên thấp nhất kể từ tháng 1: Lo ngại về lạm phát và địa chính trị đè nặng lên TTCK Mỹ
IMF nâng dự báo tăng trưởng châu Á lên 4,5% trong năm 2024

IMF nâng dự báo tăng trưởng châu Á lên 4,5% trong năm 2024

Áp lực giá cả hạ nhiệt củng cố triển vọng tăng trưởng ở khu vực châu Á, song vẫn cần lưu ý đến một số rủi ro chính như khủng hoảng thị trường bất động sản Trung Quốc và sự phân mảnh địa kinh tế.

HSBC, WB, IMF nhận định thế nào về khả năng NHNN giảm lãi suất điều hành trong thời gian tới? IMF: Không có nhiều dư địa để nới lỏng chính sách tiền tệ
Ảnh: GettyImages

Chứng khoán Mỹ bật tăng trở lại nhờ kỳ vọng vào báo cáo việc làm Mỹ

Nhà đầu tư hiện đang rất quan tâm đến báo cáo thị trường việc làm phi nông nghiệp của Mỹ tháng 4/2024. Các chuyên gia kinh tế dự báo có 240.000 việc làm mới được tạo ra trong tháng 4/2024...

Giá dầu tại thị trường Mỹ sụt mạnh, mất mốc 80 USD/thùng Chứng khoán Mỹ diễn biến trái chiều sau tuyên bố từ Chủ tịch FED