Giới nhà giàu Trung Quốc và Nga mua mạnh các bất động sản tại Đông Nam Á

Lượng mua bất động sản nghỉ dưỡng của những nhà đầu tư giàu có người Trung Quốc và Nga hiện đã tăng khoảng 70% so với mức trước đại dịch COVID-19.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Giới nhà giàu Trung Quốc và Nga mua mạnh các bất động sản tại Đông Nam Á

Lượng mua bất động sản nghỉ dưỡng của những nhà đầu tư giàu có người Trung Quốc và Nga hiện đã tăng khoảng 70% so với mức trước đại dịch COVID-19.

Trong những năm gần đây, các khu nghỉ tại Đông Nam Á đã nổi lên như những điểm đến của dòng vốn đầu tư vào bất động sản từ những nhà đầu tư giàu có người Trung Quốc và Nga. Nhóm những nhà đầu tư này quan tâm đến một loạt các bất động sản nghỉ dưỡng tại nhiều địa điểm tại Đông Nam Á, ví như đảo Phuket ở Thái Lan.

Tại một khu vực xây dựng cách khoảng 10 phút đi bộ tính từ bãi biển Bang Tao ở khu vực miền Tây Phuket, người ta nhìn thấy một tấm băng rôn có dòng chữ quảng cáo cho các căn hộ nghỉ dưỡng xa xỉ của doanh nghiệp bất động sản The Standard.

Cũng chính tại khu vực này, Tập đoàn Central Group của Thái Lan sẽ xây dựng khoảng 190 căn hộ nghỉ dưỡng trong dự án có quy mô tổng vốn đầu tư ước tính khoảng 5 tỷ bath tức khoảng 139 triệu USD, đây cũng là dự án bất động sản xa xỉ đầu tiên của tập đoàn này. Giá của các căn hộ được bán ra thị trường khởi điểm ở mức khoảng 12 triệu bath tức khoảng 334.300USD.

Những khu căn hộ có thương hiệu này cung cấp dịch vụ tương đương như khách sạn, cơ sở hạ tầng phù hợp với việc lưu trú dài ngày.

Một số dự án tương tự có thể kể đến Le Meridien tại Đà Nẵng của Tập đoàn IFF Holdings hợp tác với Marriot International. Tại Bali ở Indonesia, Tập đoàn bất động sản Minor International cung cấp bất động sản thương hiệu Anantara.

Theo báo cáo của Công ty bất động sản Savills, hiện tại khoảng hơn 20% các bất động sản cao cấp của thế giới tập trung ở châu Á. Địa điểm mà các dự án bất động sản cao cấp được triển khai sôi động nhất tại châu Á chính là Phuket. Hiện tại ở Phuket đang có hơn 20 dự án.

Chủ tịch kiêm nhà sáng lập của doanh nghiệp bất động sản xa xỉ Banyan, ông Ho Kwon Ping, tin rằng Phuket sẽ trở thành cộng đồng tập trung nhiều người giàu có đến từ khắp nơi trên thế giới. Doanh nghiệp này đang phát triển dự án có khoảng 6.000 căn hộ cũng như nhiều loại hình bất động sản khác tại khu vực Laguna ở Phuket. Tổng vốn đầu tư ước tính khoảng 2 tỷ USD.

Nguồn cung căn hộ ở Phuket đạt kỷ lục 8.700 căn trong năm 2023, cao hơn gấp đôi so với ngưỡng của năm 2019, theo số liệu của Công ty bất động sản Colliers. Tại miền Nam Phuket, ở thời điểm quý I/2023, ước tính khoảng 60% người mua bất động sản đến từ Trung Quốc, sau đó đến người Nga với tỷ lệ khoảng 25%.

Lượng mua bất động sản nghỉ dưỡng của những người mua Trung Quốc và Nga hiện đã tăng khoảng 70% so với mức trước đại dịch COVID-19, theo chia sẻ của một doanh nghiệp bán bất động sản tại Phuket. Nhiều người mua trong độ tuổi 40 và 50 tuổi, thu nhập hàng tháng tương đương trung bình khoảng 200.000 bath (tức tương đương khoảng 5.000 USD).

“Đối với nhà đầu tư Trung Quốc, chiến lược “mua để đấy” đặc biệt phổ biến”, chuyên gia Waras Dechgitvigrom của Công ty bất động sản Colliers nhấn mạnh.

Người Nga mua mạnh bất động sản Đông Nam Á tính từ sau khi căng thẳng Nga - Ukraine bùng phát, nhiều người giàu có muốn kiếm nơi ở thay thế trong bối cảnh có nhiều bất ổn địa chính trị. Thời tiết ấm nóng của Đông Nam Á thu hút nhiều người Nga, hơn nữa, rất ít nước trong khu vực áp dụng các biện pháp trừng phạt với Nga.

Theo Nikkei,Bangkok Post

Theo tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ

Cùng chuyên mục Thế giới

Tín dụng tháng 4 của Trung Quốc bất ngờ giảm

Tín dụng tháng 4 của Trung Quốc bất ngờ giảm

Tín dụng của Trung Quốc bất ngờ giảm trong tháng 4 do lượng trái phiếu chính phủ phát hành thành công chậm lại trong bối cảnh nhu cầu vay vốn của các tập đoàn và hộ gia đình Trung Quốc tiếp tục yếu.

Trung Quốc vẫn 'đau đầu' với bài toán giảm phát Trung Quốc - Asian Beauty business Matching mở ra cơ hội hợp tác trong ngành công nghệ làm đẹp với doanh nghiệp Việt Nam
Vàng được coi là hàng rào chống lạm phát, vậy tương quan giá vàng và lạm phát ra sao trong những năm qua?

Vàng được coi là hàng rào chống lạm phát, vậy tương quan giá vàng và lạm phát ra sao trong những năm qua?

Biểu đồ này có thể khiến nhà đầu tư phải nhìn lại về vàng.

Từng mất giá thê thảm vào năm ngoái, đồng tiền của quốc gia “siêu lạm phát” vượt mặt hơn 140 đối thủ, bật tăng mạnh nhất so với đô la Mỹ Dow Jones lại mất gần 500 điểm, S&P 500 trải qua phiên thấp nhất kể từ tháng 1: Lo ngại về lạm phát và địa chính trị đè nặng lên TTCK Mỹ
IMF nâng dự báo tăng trưởng châu Á lên 4,5% trong năm 2024

IMF nâng dự báo tăng trưởng châu Á lên 4,5% trong năm 2024

Áp lực giá cả hạ nhiệt củng cố triển vọng tăng trưởng ở khu vực châu Á, song vẫn cần lưu ý đến một số rủi ro chính như khủng hoảng thị trường bất động sản Trung Quốc và sự phân mảnh địa kinh tế.

HSBC, WB, IMF nhận định thế nào về khả năng NHNN giảm lãi suất điều hành trong thời gian tới? IMF: Không có nhiều dư địa để nới lỏng chính sách tiền tệ
Ảnh: GettyImages

Chứng khoán Mỹ bật tăng trở lại nhờ kỳ vọng vào báo cáo việc làm Mỹ

Nhà đầu tư hiện đang rất quan tâm đến báo cáo thị trường việc làm phi nông nghiệp của Mỹ tháng 4/2024. Các chuyên gia kinh tế dự báo có 240.000 việc làm mới được tạo ra trong tháng 4/2024...

Giá dầu tại thị trường Mỹ sụt mạnh, mất mốc 80 USD/thùng Chứng khoán Mỹ diễn biến trái chiều sau tuyên bố từ Chủ tịch FED
ADB: Châu Á – Thái Bình Dương cần gấp rút ứng phó với tình trạng già hóa dân số

ADB: Châu Á – Thái Bình Dương cần gấp rút ứng phó với tình trạng già hóa dân số

Khoảng 60% số người lớn tuổi ở châu Á và Thái Bình Dương không đi khám hoặc được kiểm tra sức khỏe định kỳ, trong khi 31% cho biết có các triệu chứng trầm cảm do bệnh tật, cô lập với xã hội và bất an về kinh tế.

Hội thảo Khu vực AI Connect II lần đầu tiên tại TP. Hồ Chí Minh với các đối tác chính đến từ châu Á-Thái Bình Dương