Giao dịch cầm chừng, dòng tiền đứng ngoài quan sát chờ xu hướng rõ ràng

Tương tự nhiều thị trường chứng khoán châu Á, trạng thái mất phương hướng cũng đang tạm thời xuất hiện khiến cho VN-Index không có được phiên tăng điểm thứ 2. Dòng tiền vẫn tiếp tục đứng ngoài chờ tín hiệu giao dịch cải thiện.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Giao dịch cầm chừng, dòng tiền đứng ngoài quan sát chờ xu hướng rõ ràng

Định vị thị trường

Chuỗi phiên vận động trong biên độ hẹp của chứng khoán châu Á tiếp diễn trước thời điểm Mỹ công bố CPI tháng 3/2024. Các chỉ số chứng khoán như NIKKEI 225 (-0,48%), TWSE (-0,16%), KOSPI (-0,46%) đều giảm điểm nhẹ, qua đó tiếp tục dao động quanh đường xu hướng ngắn hạn.

Trong phiên hôm nay (ngày 10/4), VN-Index đã cắt đứt chuỗi 4 phiên giảm liên tiếp nhưng tâm lý giao dịch cũng chưa đủ tích cực để tạo ra sự khác biệt trong bối cảnh chung của khu vực. Chỉ số quay đầu giảm điểm nhẹ với biên độ dưới 0,5%.

Chất xúc tác

Trong bối cảnh chênh lệch lãi suất giữa USD và VND cao khiến áp lực tỷ giá khó triệt tiêu, nhà điều hành tiếp tục các hoạt động bơm rút trên hệ thống. Trong ngày hôm qua, có 5.952,27 tỷ đồng đáo hạn trên kênh cầm cố. Còn với tín phiếu, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) lại phát hành 3.850 tỷ đồng tín phiếu với lãi suất giữ ở mức 2,9%, trong khi có thêm lô 14.999,7 tỷ đồng tín phiếu đáo hạn.

Tổng cộng, NHNN bơm ròng 5.197,43 tỷ đồng ra thị trường trong phiên hôm qua, khối lượng tín phiếu lưu hành trên thị trường giảm xuống mức 149.849,3 tỷ đồng, khối lượng lưu hành trên kênh cầm cố giảm xuống mức 2.513,26 tỷ đồng.

Tác động của hoạt động bơm/rút trên khiến cho lãi suất liên ngân hàng vẫn đang neo quanh mức 4% ở nhiều kỳ hạn. Tại kỳ hạn qua đêm, lãi suất đã tăng 0,18% lên 3,86% trong khi kỳ hạn 1 tuần và 2 tuần đều trên 4%.

Cùng với đó, hoạt động bán ròng mạnh của khối ngoại đã quay trở lại với giá trị rút ra trên HOSE đạt hơn 620 tỷ đồng. Nhiều mã chứng khoán như VHM (-216 tỷ đồng), NVL (-168 tỷ đồng), FUESSVFL (-86 tỷ đồng), VNM (-66 tỷ đồng) đã bị bán ra mạnh trong khi MBB (+412 tỷ đồng) lại có lực giải ngân lớn.

3ex-2024-04-10-3809-3971.png

Đóng góp của nhà đầu tư ngoại vào giao dịch 2 chiều toàn HOSE đạt 11,5% khi dòng tiền trong nước có chiều hướng đứng ngoài hoặc giao dịch chậm lại. Theo thống kê, khớp lệnh của HOSE đạt 633 triệu đơn vị và là phiên thứ 3 liên tiếp giao dịch dưới mức bình quân 20 phiên.

Vận động thị trường

Ưu tiên quan sát của nhà đầu tư trong nước đang dành cho nhóm cổ phiếu ngân hàng. Tuy nhiên, ngân hàng cũng không vội tăng giá trong bối cảnh hiện tại. Ở phiên hôm qua, cổ phiếu LPB đã có diễn biến tăng kịch trần nhưng sang đến phiên hôm nay, cầu mua lên không còn giữ được sự lấn lướt. Đóng cửa phiên, LPB chỉ tăng 1,1%.

Trong khi đó, các mã khác chỉ đóng cửa trong biên độ hẹp như VPB (0%), HDB (0%), STB (-0,2%), TCB (-0,3%), ACB (-0,7%), MBB (-0,8%). Thực tế, đã có thời điểm nhiều mã tăng giá khá tốt trong đó nổi bật nhất VPB có lúc tăng tới 3% nhưng đã xuất hiện lực bán xuống để triệt tiêu đi những thành quả tăng giá.

Điều này cho thấy, ngân hàng cũng chưa thực sự sẵn sàng trở lại dẫn dắt thị trường chung. Còn với nhóm Vingroup, đà tăng của các cổ phiếu VHM (+2,3%), VIC (+1,7%), VRE (+0,2%) chưa đủ để giữ sắc xanh cho chỉ số.

VN-Index buộc phải quay đầu giảm cuối phiên, mất 4,26 điểm (-0,34%) xuống 1.258 điểm. Tổng giá trị giao dịch toàn sàn đạt 16.845 tỷ đồng.

Nhóm cổ phiếu Midcap và Penny vẫn còn thể hiện sức chịu đựng khá kém khi sắc đỏ xuất hiện trên 50% số mã trên sàn. Cá biệt, PVD (-4,22%) còn đánh mất hết thành quả tăng giá trong tuần trước. Còn các mã như DXG (-2,73%), PDR (-1,86%), CTS (-1,58%), VSC (-2,27%), DRC (-2,75%) ghi nhận mức giảm trong biên độ 2% trước áp lực bán ra để bảo vệ danh mục của nhà đầu tư.

Một số điểm sáng giao dịch vẫn xuất hiện như trường hợp của PNJ (+3,71%), BAF (+2,8%), HAG (+1,9%), QCG (+6,84%), CMG (+1,88%) tuy nhiên những hiện tượng này chỉ xảy một cách khá rời rạc và cũng không thực sự đem lại sự tự tin cho dòng tiền.

Trên HNX và UPCoM, tổng giá trị giao dịch cũng thu hẹp lại, chỉ đạt hơn 2.000 tỷ đồng. 2 chỉ số HNX-Index và UPCoM-Index biến động trái chiều, lần lượt giảm 0,66% và tăng 0,08%.

Theo Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ

Cùng chuyên mục Thị trường

Chủ đất liên tục "quay xe" vì không bán được giá như kì vọng

Chủ đất liên tục "quay xe" vì không bán được giá như kì vọng

Sau khoảng thời gian muốn bán hoặc muốn “thăm dò” giá thị trường, khá nhiều chủ đất đã rút hàng chờ thêm tín hiệu phục hồi. Vì đâu nhà đầu tư không bán ra dù khá bí về dòng tiền?

Rủi ro tài chính của Văn Phú - Invest cao hơn đáng kể so với mức trung bình của ngành bất động sản Luật đất đai có thể có hiệu lực sớm từ 1/7/2024, nhìn lại 6 tác động đến bức tranh bất động sản mà người dân, doanh nghiệp mong chờ
Ảnh minh họa

Ngành tôm Việt Nam "phấp phổng" đợi thông tin Mỹ công nhận Việt Nam là kinh tế thị trường

Khi được Mỹ công nhận quy chế kinh tế thị trường, Việt Nam sẽ có các mặt hàng xuất khẩu có lợi thế hơn nhiều trong các cuộc điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp...

Lợi nhuận doanh nghiệp thủy sản kỳ vọng tăng 20-30% năm 2024 khi xuất khẩu phục hồi nửa cuối năm Cước vận tải đi Mỹ, EU tăng mạnh, thách thức mới cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản
(Ảnh minh hoạ)

VNDIRECT dự báo tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp lên 18%, VN-Index có thể chạm mốc 1.350 điểm

Tại báo cáo mới phát hành, VNDIRECT tiếp tục duy trì dự phóng tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp niêm yết trên HOSE trong năm 2024 ở mức 16-18%, đây là mức dự phóng tương đối cao so với một số công ty chứng khoán từng đưa ra.

VDSC: Định giá thị trường hấp dẫn, dự báo VN-Index phục hồi trong tháng 5
Tập đoàn Hàn Quốc chia tay "ông trùm" ngành nước, Viconship rời ghế cổ đông lớn HAH

Tập đoàn Hàn Quốc chia tay "ông trùm" ngành nước, Viconship rời ghế cổ đông lớn HAH

Trong tuần qua, cổ đông ngoại đến từ Hàn Quốc đã hoàn tất bán ra 12 triệu cổ phiếu BWE và không còn cổ đông tại Biwase. Tương tự, tại Vận tải và Xếp dỡ Hải An, Viconship đã bán hơn 5,27 triệu cổ phiếu HAH và rời ghế cổ đông lớn.

Con trai bầu Hiển dự chi nghìn tỷ đồng mua cổ phiếu SHB, Pyn Elite Fund thành cổ đông lớn của Sacombank Biến động cơ cấu cổ đông lớn tại Hải Phát Invest, Viconship
Lãi suất ngân hàng rục rịch tăng. (ảnh: Int)

Lãi suất tiết kiệm rục rịch tăng

Từ đầu tháng 5 có một số ngân hàng bắt đầu rục tịch tăng lãi suất tiết kiệm, tuy nhiên nhiều chuyên gia nhận định lãi suất huy động không thể tăng cao hơn do định hướng của Chính phủ phải kéo giảm lãi suất cho vay thấp.

Kỳ vọng FED cắt giảm lãi suất lung lay, tỷ lệ doanh nghiệp Mỹ phá sản tăng vọt: Chuyện gì đang xảy ra? Kỳ vọng hạ lãi suất đẩy giá vàng tăng mạnh
Việt Nam có nhiều yếu tố hấp dẫn nhà đầu tư ngoại. (Ảnh: MarketTimes).

"Bật mí" những yếu tố giúp mặt bằng bán lẻ Việt Nam hấp dẫn nhà đầu tư ngoại

“Thị trường BĐS bán lẻ sẽ ngày càng sôi động hơn, với nguồn cung mới và kế hoạch phát triển của các đơn vị bán lẻ quốc tế”, ông Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch VARS chia sẻ.

Rủi ro tài chính của Văn Phú - Invest cao hơn đáng kể so với mức trung bình của ngành bất động sản CEO Vinhomes: "Thị trường bất động sản sẽ hồi phục nhưng không nhanh như kỳ vọng"
Cải thiện nguồn cung, giá thuê văn phòng của Hà Nội có hấp dẫn hơn Thành phố Hồ Chí Minh?

Cải thiện nguồn cung, giá thuê văn phòng của Hà Nội có hấp dẫn hơn Thành phố Hồ Chí Minh?

Chuyên gia cho rằng, cho đến thời điểm hiện tại, giá thuê văn phòng tại Hà Nội vẫn hấp dẫn và chưa thể cao hơn TP.HCM. Với nguồn cung Hạng A mới tại Hà Nội dự kiến sẽ tăng trong thời gian tới, giá thuê sẽ tiếp tục ở mức cạnh tranh.

Mảng cho thuê văn phòng thu 10 đồng lãi 5 đồng của REE đối mặt thách thức trả mặt bằng, dư 7.000m2, hụt mất 1,2 triệu USD Siết mua bán vàng miếng bằng tiền mặt để phòng rủi ro, chống rửa tiền
Ảnh minh họa

Thời tiết bất lợi khiến nguồn cung khan hiếm và giá dầu tăng đẩy giá cao su tự nhiên tăng cao

Giá cao su kỳ hạn trên thị trường Nhật Bản mở cửa phiên ngày 8/5 tiếp tục tăng, trong bối cảnh lo ngại thời tiết bất lợi tại nhà sản xuất chính Thái Lan, đồng Yên suy yếu và giá dầu tăng cao. Giá cao su tăng giúp doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam được hưởng lợi.

Giá cao su thế giới tăng 9 phiên liên tiếp đạt “đỉnh” 13 năm
Dòng tiền có dấu hiệu trở lại, khớp lệnh cao nhất trong 10 phiên

Dòng tiền có dấu hiệu trở lại, khớp lệnh cao nhất trong 10 phiên

Rung lắc đã xuất hiện nhưng VN-Index vẫn vượt qua để nối dài chuỗi phiên tăng điểm lên con số 6. Mấu chốt của phiên giao dịch là dòng tiền đã trở lại sôi động.

Đà tăng chững lại sau khi vượt MA20, các cơ hội len lỏi trên thị trường Ông Đặng Thành Tâm muốn hạ sở hữu tại Saigontel, Chủ tịch Địa ốc Hoàng Quân mua 2 triệu cổ phiếu HQC