Giá dầu bất ngờ sụt mạnh

Lãi suất đồng USD hạ, tồn kho dầu tại Mỹ giảm đã không cứu được giá dầu bởi nhà đầu tư lo lắng về triển vọng nhu cầu đối với loại hàng hóa này.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Giá dầu bất ngờ sụt mạnh

Phiên giao dịch ngày thứ Tư, giá dầu giảm khi mà Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) duy trì lãi suất ở mức ổn định, trong khi đó tâm lý nhà đầu tư tiếp tục lo lắng về triển vọng nhu cầu.

Đóng cửa phiên giao dịch, giá dầu Brent giao hợp đồng tương lai tháng 5/2024 hạ 1,43 USD/thùng tương đương 1,64% xuống 85,95 USD/thùng trên thị trường London.

Thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao hợp đồng tương lai tháng 4/2024 hạ 1,79 USD/thùng tương đương 2,14% xuống 81,68 USD/thùng.

Giá dầu WTI giao hợp đồng tương lai tháng 5/2024 hạ 1,46 USD/thùng xuống 81,27 USD/thùng.

Trong cuộc họp bàn về chính sách tiền tệ vào ngày thứ Tư (ngày 20/3), FED đã duy trì lãi suất ổn định trong ngưỡng 5,25% đến 5,5%. Tuy nhiên các nhà hoạch định chính sách vẫn phát đi thông điệp về việc họ sẽ hạ lãi suất ba lần, mỗi lần 0,25% trước thời điểm cuối năm 2024.

Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) vào ngày thứ Tư công bố dự trữ dầu thô Mỹ bất ngờ hạ trong tuần trước khi mà thông tin mới công bố cho thấy xuất khẩu tăng và các doanh nghiệp lọc dầu Mỹ bắt đầu gia tăng hoạt động.

Việc tồn kho dầu giảm còn có nguyên nhân bởi nước Mỹ tăng cường xuất khẩu dầu trong thời gian gần đây, theo chuyên gia hàng đầu về thị trường năng lượng tại Kpler – ông Matt Smith phân tích.

Trên thị trường hàng hóa, giá vàng tuy nhiên lại lập kỷ lục mới.

Giá vàng lập mức kỷ lục mới trên 2.200USD/ounce lần đầu tiên trong lịch sử khi mà Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tuyên bố về quan điểm chính sách tiền tệ trong thời gian tới.

Cụ thể, FED khẳng định sẽ có ba đợt hạ lãi suất cơ bản đồng USD trong năm nay. Tuy nhiên chủ tịch FED chưa tuyên bố cụ thể về thời gian điều chỉnh lãi suất mà chỉ nói điều này sẽ diễn ra vào một thời điểm nào đó trong năm.

Các nhà hoạch định chính sách tiền tệ Mỹ duy trì triển vọng về kinh tế và tiền tệ trong khoảng thời gian còn lại của năm 2024, họ hướng tới việc giảm lượng trái phiếu nắm giữ. Động thái mới này của FED cho thấy FED không quá lo lắng dù lạm phát Mỹ thời gian gần đây có dấu hiệu nhích lên.

Dù Chủ tịch FED Jerome Powell vẫn nhấn mạnh FED cần thêm bằng chứng cho thấy lạm phát hạ nhiệt sâu hơn, ông cũng nói sẽ là hoàn toàn phù hợp để tính đến việc bắt đầu nới lỏng chính sách tiền tệ ở một thời điểm nào đó trong năm.

Theo Reuters,Bloomberg

Theo tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ

Cùng chuyên mục Thế giới

Vàng được coi là hàng rào chống lạm phát, vậy tương quan giá vàng và lạm phát ra sao trong những năm qua?

Vàng được coi là hàng rào chống lạm phát, vậy tương quan giá vàng và lạm phát ra sao trong những năm qua?

Biểu đồ này có thể khiến nhà đầu tư phải nhìn lại về vàng.

Từng mất giá thê thảm vào năm ngoái, đồng tiền của quốc gia “siêu lạm phát” vượt mặt hơn 140 đối thủ, bật tăng mạnh nhất so với đô la Mỹ Dow Jones lại mất gần 500 điểm, S&P 500 trải qua phiên thấp nhất kể từ tháng 1: Lo ngại về lạm phát và địa chính trị đè nặng lên TTCK Mỹ
IMF nâng dự báo tăng trưởng châu Á lên 4,5% trong năm 2024

IMF nâng dự báo tăng trưởng châu Á lên 4,5% trong năm 2024

Áp lực giá cả hạ nhiệt củng cố triển vọng tăng trưởng ở khu vực châu Á, song vẫn cần lưu ý đến một số rủi ro chính như khủng hoảng thị trường bất động sản Trung Quốc và sự phân mảnh địa kinh tế.

HSBC, WB, IMF nhận định thế nào về khả năng NHNN giảm lãi suất điều hành trong thời gian tới? IMF: Không có nhiều dư địa để nới lỏng chính sách tiền tệ
Ảnh: GettyImages

Chứng khoán Mỹ bật tăng trở lại nhờ kỳ vọng vào báo cáo việc làm Mỹ

Nhà đầu tư hiện đang rất quan tâm đến báo cáo thị trường việc làm phi nông nghiệp của Mỹ tháng 4/2024. Các chuyên gia kinh tế dự báo có 240.000 việc làm mới được tạo ra trong tháng 4/2024...

Giá dầu tại thị trường Mỹ sụt mạnh, mất mốc 80 USD/thùng Chứng khoán Mỹ diễn biến trái chiều sau tuyên bố từ Chủ tịch FED
ADB: Châu Á – Thái Bình Dương cần gấp rút ứng phó với tình trạng già hóa dân số

ADB: Châu Á – Thái Bình Dương cần gấp rút ứng phó với tình trạng già hóa dân số

Khoảng 60% số người lớn tuổi ở châu Á và Thái Bình Dương không đi khám hoặc được kiểm tra sức khỏe định kỳ, trong khi 31% cho biết có các triệu chứng trầm cảm do bệnh tật, cô lập với xã hội và bất an về kinh tế.

Hội thảo Khu vực AI Connect II lần đầu tiên tại TP. Hồ Chí Minh với các đối tác chính đến từ châu Á-Thái Bình Dương