Chuyên gia quan ngại về việc người dân phải bù chéo giá điện

Góp ý dự thảo Quyết định của Thủ tướng về cơ cấu giá bán lẻ điện của Bộ Công thương, các chuyên gia cho rằng ngành điện cần cải cách cơ chế giá, không để người dân phải bù chéo cho sản xuất, người dùng nhiều bù cho dùng ít.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Chuyên gia bày tỏ quan ngại về việc người dân phải bù chéo giá điện theo dự thảo Quyết định của Thủ tướng về cơ cấu giá bán lẻ điện của Bộ Công thương. Ảnh minh họa.
Chuyên gia bày tỏ quan ngại về việc người dân phải bù chéo giá điện theo dự thảo Quyết định của Thủ tướng về cơ cấu giá bán lẻ điện của Bộ Công thương. Ảnh minh họa.

Mới đây, Bộ Công thương đã gửi dự thảo Quyết định của Thủ tướng về cơ cấu giá bán lẻ điện (Dự thảo) tới Bộ Tư pháp để thẩm định.

Tại Dự thảo trên, Bộ Công Thương giữ cách tính tiền điện sinh hoạt rút ngắn từ 6 xuống còn 5 bậc. Bậc rẻ nhất tính cho hộ gia đình dùng dưới 100 kWh thay vì 50 kWh như hiện hành, còn bậc cao nhất từ 701 kWh trở lên.

Giá điện các bậc thang 1-5 được tính theo lũy tiến, bằng 90-180% giá bán lẻ điện bình quân 2.006,79 đồng một kWh (mức điều chỉnh từ ngày 9/11). Như vậy, giá thấp nhất (bậc 1) khoảng 1.806 đồng một kWh và cao nhất (bậc 5) là 3.612 đồng một kWh (chưa gồm thuế VAT).

Theo phương án được Bộ Công thương dự thảo, giá điện cho 100 kWh đầu tiên được giữ nguyên để hỗ trợ người nghèo, hộ gia đình chính sách (gần 33,5% tổng số hộ dùng điện). Chênh lệch giảm doanh thu tiền điện của số hộ này sẽ được bù từ hộ dùng 401-700 kWh và trên 700 kWh. Tức là, giá điện các bậc cao (từ 400 kWh trở lên) được thiết kế nhằm bù trừ doanh thu cho các bậc thấp.

Các chính sách hỗ trợ tiền điện với hộ nghèo, hộ chính sách xã hội vẫn được duy trì, với mức hỗ trợ tiền điện tương đương mức sử dụng là 30 kWh.

Thông tin thêm về các phương án đưa ra trong Dự thảo, Bộ Công Thương cho biết phương án biểu giá điện 5 bậc thang được 92,2% ý kiến góp ý đồng tình, chỉ có 7,8% đồng ý phương án rút ngắn còn 4 bậc thang. Cùng đó, cách tính giá lũy tiến nhằm khuyến khích tiết kiệm điện, hạn chế một phần tiền điện phải trả tăng cao trong những tháng đổi mùa, chênh lệch giữa bậc 1-5 là 2 lần phù hợp với xu thế chung của thế giới.

Quan ngại của giới chuyên gia

Xung quanh những đề xuất của Bộ Công thương tại Dự thảo nói trên, các chuyên gia đánh giá biểu giá như trên sẽ tác động trực tiếp đến hộ tiêu dùng nhiều điện. Theo đó, các hộ càng sử dụng điện nhiều thì mức giá lũy tiến ở các bậc thang càng cao, trực tiếp tác động tới hộ sử dụng từ 401 kWh trở lên.

TS Ngô Đức Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Năng lượng (Bộ Công Thương) cho rằng việc bù chéo giá điện giữa các hộ sử dụng nhiều và hộ sử dụng ít là không phù hợp.

"Điều này không đúng nguyên lý của thị trường điện cạnh tranh. Người dùng ít điện, các hộ nghèo đã có chính sách hỗ trợ giá điện, chứ không thể lấy tiền của các hộ dùng nhiều bù cho các hộ dùng ít điện. Theo đúng nghĩa, người dùng nhiều phải được giảm giá, đó mới là thị trường cạnh tranh, giống như bất cứ hàng hoá khác”, ông Lâm nhận định.

Lý giải thêm về quan điểm của mình, TS. Ngô Đức Lâm dẫn Nghị định 55/2020 của Bộ Chính trị cho biết Việt Nam định hướng xóa bỏ mọi rào cản để đảm bảo giá năng lượng minh bạch, do thị trường quyết định, không bù chéo giữa các nhóm khách hàng, giữa các vùng miền. Nhà nước điều tiết thông qua các công cụ thị trường như thuế, phí, các quỹ và chính sách an sinh xã hội.

Do đó, ông Lâm đề xuất bỏ biểu giá bậc thang, áp dụng cách tính điện một giá, theo thị trường cạnh tranh.

Bên cạnh đó, TS. Ngô Đức Lâm cũng cho rằng cách tính lũy tiến chưa được chứng minh sẽ giúp tiết kiệm điện. Bởi, ngoài người dân, các khu vực khác, gồm cả ngành điện, doanh nghiệp sản xuất, cũng phải thực hiện tiết kiệm bằng cách đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu suất, tránh lãng phí.

Chia sẻ quan điểm trên, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính) cho rằng về lâu dài ngành điện cần có sự thay đổi căn bản, hướng đến thực hiện lộ trình thị trường điện cạnh tranh.

Không chỉ bù chéo cho người dùng ít điện sinh hoạt, TS Ngô Đức Lâm còn cho rằng yếu tố công bằng, minh bạch được đặt ra từ mấy năm qua vẫn chưa thay đổi, người tiêu dùng vẫn đang trả tiền điện bù cho sản xuất theo biểu giá mới.

Cụ thể, tại Dự thảo mới đây, Bộ Công Thương đề xuất gộp và bổ sung cấp điện áp cho nhóm khách hàng sản xuất, kinh doanh. Việc tính giá điện cho nhóm này sẽ không bao gồm chi phí của khâu phân phối, bán lẻ điện. Vì vậy, giá điện giờ bình thường sẽ bằng 78-90% giá bán lẻ điện bình quân; giờ thấp điểm sẽ bằng 52-67% giá bán lẻ điện bình quân và giờ cao điểm sẽ bằng 139-165% giá bán lẻ điện bình quân.

Ngoài ra, nhóm cơ sở lưu trú du lịch được đề xuất áp giá điện của sản xuất, mức thấp hơn hiện tại. Thay đổi này nhằm khuyến khích cho ngành du lịch phát triển, tăng thu ngân sách và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên, phần doanh thu bị thiếu hụt này sẽ phải được bù đắp, nên cơ quan soạn thảo đang xem xét đề xuất bù từ giá bán điện cho giờ thấp điểm của nhóm khách hàng sản xuất.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho rằng cơ chế giá điện chưa hợp lý, bởi giá điện sinh hoạt của người dân chi trả còn cao hơn giá điện sản xuất của doanh nghiệp. Cơ quan này dẫn chứng điện cho sản xuất có thời điểm bằng 52% giá bình quân trong khi giá đối với hộ nghèo chính sách, ưu đãi lớn nhất cũng bằng 90% giá bình quân. Tương tự, vẫn còn tình trạng bù chéo giữa hộ dùng nhiều bù và sử dụng ít và giữa các vùng miền.

Trong khi đó, Hội Điện lực Việt Nam cho rằng cơ cấu biểu giá bán lẻ điện cần phải đảm bảo giá điện sinh hoạt không cao hơn giá điện cho sản xuất và dịch vụ du lịch, tức không lấy giá điện sinh hoạt để bù.

Về vấn đề này, Bộ Công Thương cho biết sẽ xem xét áp dụng giá bán điện phản ánh đúng, đủ chi phí sản xuất kinh doanh của nhóm khách hàng sử dụng. Đồng thời, ngành điện có thể thử nghiệm đề xuất giá bán điện 2 thành phần theo đúng công suất và điện năng để áp dụng cho khách hàng sử dụng điện cho sản xuất tại cấp 110 kV trở lên trước khi áp dụng chính thức.

PGS.TS. Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả góp ý, khi sửa quy định, nhà chức trách cần tránh tình trạng người dân sử dụng điện phải bù chéo cho sản xuất nhưng vẫn sử dụng công nghệ lạc hậu.

Theo markettimes.vn

Cùng chuyên mục Thị trường

Ảnh minh họa

Thời tiết bất lợi khiến nguồn cung khan hiếm và giá dầu tăng đẩy giá cao su tự nhiên tăng cao

Giá cao su kỳ hạn trên thị trường Nhật Bản mở cửa phiên ngày 8/5 tiếp tục tăng, trong bối cảnh lo ngại thời tiết bất lợi tại nhà sản xuất chính Thái Lan, đồng Yên suy yếu và giá dầu tăng cao. Giá cao su tăng giúp doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam được hưởng lợi.

Giá cao su thế giới tăng 9 phiên liên tiếp đạt “đỉnh” 13 năm
Dòng tiền có dấu hiệu trở lại, khớp lệnh cao nhất trong 10 phiên

Dòng tiền có dấu hiệu trở lại, khớp lệnh cao nhất trong 10 phiên

Rung lắc đã xuất hiện nhưng VN-Index vẫn vượt qua để nối dài chuỗi phiên tăng điểm lên con số 6. Mấu chốt của phiên giao dịch là dòng tiền đã trở lại sôi động.

Đà tăng chững lại sau khi vượt MA20, các cơ hội len lỏi trên thị trường Ông Đặng Thành Tâm muốn hạ sở hữu tại Saigontel, Chủ tịch Địa ốc Hoàng Quân mua 2 triệu cổ phiếu HQC
Đà tăng chững lại sau khi vượt MA20, các cơ hội len lỏi trên thị trường

Đà tăng chững lại sau khi vượt MA20, các cơ hội len lỏi trên thị trường

VN-Index đã hồi phục theo hình chữ V sau khi có 5 phiên tăng điểm liên tiếp. Trong khi khối ngoại tiếp tục giải ngân vào thị trường, nhà đầu tư nội vẫn chưa có sự tự tin thể hiện qua các cơ hội giao dịch có chiều hướng phân hóa.

Giá vàng tăng phi mã, cán mốc 87,5 triệu đồng/lượng MWG nhận được 1,77 nghìn tỷ đồng trong thương vụ bán 5% Bách Hóa Xanh
Người lao động tại Hà Nội vẫn còn cơ hội mua nhà đất tại các huyện ven đô. (ảnh: Int)

Nhộn nhịp thị trường đất nền ngoại ô Hà Nội

Trong khi tại các quận nội thành Hà Nội giá nhà ở đã tăng nóng, thì bất động sản các huyện ven đô vẫn còn cơ hội cho người lao động có thu nhập vừa phải tại Thủ đô.

Tp.HCM: Chưa xác định được giá đất, hơn 80.000 nền đất, căn nhà chưa có giấy chủ quyền 10 điểm mới của Luật Đất đai và tác động đến người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế
Tp.HCM: Chưa xác định được giá đất, hơn 80.000 nền đất, căn nhà chưa có giấy chủ quyền

Tp.HCM: Chưa xác định được giá đất, hơn 80.000 nền đất, căn nhà chưa có giấy chủ quyền

Mới đây, Sở TN-MT Tp.HCM có tờ trình kèm dự thảo quyết định phê duyệt Đề án “Giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác xác định giá đất cụ thể trên địa bàn TPHCM”

Luật Đất đai 2024 có thể khiến giá và nguồn cung bất động sản tăng lên Đất Xanh (DXG) chốt ngày phát hành 9 triệu cổ phiếu giá 0 đồng
Doanh nghiệp xuất khẩu còn nhiều cơ hội để khai thác các thị trường khác bằng việc tận dụng các hiệp định thương mại tự do (ảnh minh họa)

Doanh nghiệp Việt cần làm gì để nâng cao năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế?

Nhiều cơ hội để khai thác các thị trường lớn như các nước EU nhưng doanh nghiệp Việt buộc phải nâng cao năng lực cạnh tranh để đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe của những quốc gia này.

Ngày càng có nhiều nông dân Việt Nam quan tâm và muốn chuyển sang canh tác nông nghiệp hữu cơ Nhiều sản phẩm nông nghiệp của bang Wisconsin Hoa Kỳ tiếp cận người tiêu dùng Việt Nam
Ảnh minh họa

Ông Đặng Thành Tâm muốn hạ sở hữu tại Saigontel, Chủ tịch Địa ốc Hoàng Quân mua 2 triệu cổ phiếu HQC

Ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT Saigontel đăng ký bán 25 triệu cổ phiếu SGT, tương đương 16,8% cổ phần. Trong khi, Công ty CP Đầu tư và Phát triển DTT đăng ký mua vào đúng bằng lượng cổ phiếu ông Tâm muốn bán.

6 quỹ thành viên của Dragon Capital mua gom 4,7 triệu cổ phiếu MWG Dragon Capital bán tiếp 2,5 triệu cổ phiếu HSG, Gemadept hoàn tất thoái vốn tại Cảng Nam Hải
Tỉ giá là một vấn đề lớn của nền kinh tế nếu không quản lý hiệu quả, sẽ tác động tới lạm phát (ảnh minh họa)

Tỷ giá sẽ tăng hay giảm thời gian tới?

Tỷ giá là một vấn đề lớn của nền kinh tế, nếu không quản lý hiệu quả, sẽ tác động tới lạm phát. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ hạn chế những biến động quá mức của VNĐ, cho phép tỷ giá biến động linh hoạt để hỗ trợ hấp thu các cú sốc từ bên ngoài, hướng đến ổn định tâm lý, hỗ trợ cho kinh tế vĩ mô.

Tỷ giá trung tâm tăng sau đợt giảm liên tiếp trong tuần VinaCapital dự báo về tỷ giá tiền đồng và lãi suất tiền gửi Việt Nam
Sau nghỉ lễ, giá vàng thế giới tăng phi mã, vàng trong nước biến động

Sau nghỉ lễ, giá vàng thế giới tăng phi mã, vàng trong nước biến động

Sau kỳ nghỉ lễ, sáng nay (ngày 2/5), trong nước, thị trường vàng miếng SJC đảo chiều tăng theo, lên 85 triệu đồng/lượng, sau khi lao dốc lúc mở cửa, trong bối cảnh giá vàng thế giới tăng thẳng đứng khi FED công bố tiếp tục duy trì lãi suất ở mức cao kể từ tháng 7/2023.

Vàng thế giới bất ngờ tăng mạnh, vượt ngưỡng tâm lý quan trọng 2.300USD/ounce Giá vàng sụt rất mạnh trong phiên cuối cùng của tháng 4/2024